Hội nghị tổng kết công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm năm 2018 Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019
Ngày đăng:11-01-2019 (565 lượt xem )
Ngày 9 tháng 1 năm 2019, Ban chỉ đạo liên ngành về An toàn thực phẩm tỉnh Bắc Giang đã mở Hội nghị Tổng kết công tác quản lý nhà nước về An toàn thực phẩm (ATTP) năm 2018, Phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 do Ông Lê Ánh Dương – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì.
Ông Dương Thanh Tùng- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT phát biểu tại hội nghị
Công tác quản lý nhà nước vể ATTP trong năm vừa qua trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, điều hành của UBND, Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp; sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng với sự tích cực tham gia của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Kết quả đạt được góp phần tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thực hành đúng về ATTP trong nhân dân, cải thiện tình trạng ATTP, ngăn chăn, xử lý nhiều vụ vi phạm pháp luật về ATTP, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy nhiên, công tác bảo đảm ATTP còn phải đối mặt với nhiều thách thức như vấn đề ô nhiểm nông sản thực phẩm sau thu hoạch; thực phẩm giả, thực phẩm nhập lậu, kém chất lượng còn lưu thông trên thị trường; nhận thức, thực hành đúng của một bộ phận người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm còn hạn chế, tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng diễn biến phức tạp tại các tiệc cưới, bếp ăn tập thể của doanh nghiệp, trường học… đây là nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và phát triển kinh tế - xã hội.
Công tác đảm bảo ATTP trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2018 đạt được nhiều kết quả khả quan, nổi bật những nội dung sau
1.Kết quả thực hiện các chỉ tiêu KT – XH về ATTP
-Sản xuất thâm canh rau, quả, thủy sản theo tieu chuẩn VietGAP: Các địa phương tiếp tục triển khai, thực hiện các đề án, quy hoạch đã được UBND tỉnh ban hành như: Đề án hỗ trợ sản xuất rau an toàn tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020; Đề án hỗ trợ phát triển sản xuất và tiêu thụ nám gắn với ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2016 -2020; Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn và rau chế biến tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Đề án Phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung đạt tiêu chuẩn VietGAP trê địa bản tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 – 2020; quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Bắc Giang đến năm 2020; Sở NN&PTNT đầu tư triển khai xây dựng 40 ha nuôi thủy sản tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, TP. Bắc Giang… Kết quả thực hiện năm 2018: Các huyện, thành phố đã quy hoạch và triển khai sản xuất rau, củ, quả, thủy sản trên tổng dện ticha 62.121 ha, trong đó có 19.748 ha sản xuất thâm canh rau, quả thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, chiếm 31,8%. Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản được quy hoạch, đạt 106,0% kế hoạch năm. Một số địa phương duy trì, phát triển mô hình sản xuất san toàn như: Rau an toàn Đa Mai; rau cần Hiệp Hòa; nấm Lạng Giang…
-Phát triển đàn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP: Các huyện, thành phố tiếp tục triển khai, thực hiện các đề án, quy hoạch, chính sách đã được UBND tinh ban hành như: Chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; Đề án hỗ trợ nâng cao chất lượng giống gia cầm tỉnh
Bắc Gaing giai đoạn 2016 -2020; Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn 2013 -2020, tàm nhìn đến năm 2030… Kết quả thực hiện năm 2018: Tổng đàn chăn nuôi của toản tỉnh là trên 18.176.660 con; trong đó tổng đàn chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là 5.762.496 con đạt 31,7% tổng đàn của cả tỉnh, đạt 105,7% kế hoạch năm. Một số mô hình sản xuất an toàn như: Thịt lợn an toàn của HTX Trường Thành – Hiệp Hòa; HTX Tín Nhiệm – TP. Bắc Giang…
-Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản, thực phẩm, dịch vụ ăn uống: Thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật ATTP, các ngành chức năng, các địa phương đã chỉ đạo, triển khai rà soát, cấp các thủ tục hành chính về ATTP theo phâ cấp và theo quy đinh của pháp luật. Số lượng cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản, thủy sản, thực phẩm, dịch vụ ăn uống thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo pquy didnhj năm 2018 là 1.918 cơ sở, chiếm 8,78% tổng số cơ sở của toàn tình, số cơ sở được cấp giấy chứng nhận (lũy kế) là 1.603% cơ sở, đạt 104,5% kế hoạch năm.
-Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành quả lý chất lượng nông lâm thủy sản cho 15 cán bộ và 419 lượt cán bộ làm công tác ATTP tại các cấp. Cử 5 cán bộ tập huấn về ATTP và tổ chức sản xuất theo chuỗi; tổ chức 362 lớp với trên 18.100 lượt người tham dự về sản xuất, kinh doanh nông sản, thủy sản an toàn.
-Kết quả điều tra, phân loại cơ sở thực phẩm: Có 6.954(31,8%) tổng số cơ sở của toàn tỉnh. Cơ sở xếp loại A là 1.090 (15,67%) loại B la5.413 (77,84%), loại C là 451 (6,49%), số cơ sở thuộc diện ký cam kết đảm bảo ATTP là 6.375 (91,67%); số phải cấp Giấy chứng nhận ATTP là 579 (8,33%) cơ sở.
Một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của năm 2019
1.Tiếp tục triển khai có hiệu quả các văn bản chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh đối với công tác bảo đảm ATTP đến năm 2020.
2.Kiện toàn Ban chỉ đạo liên ngành về ATTP các cấp theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả , rõ trách nhiệm để chỉ đạo, điều hành, công khai công tác quản lý nhà nước về ATTP; kịp thời xử lý dứt điểm các điểmnóng về ATTP được dư luận xã hội, người tiêu dùng quan tâm, phản ánh.
3.Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong quản lý ATTP; Triển khai có hiệu quả các chỉ tiêu kế hoạch về ATTP, đẩy mạnh việc phát triển các vùng, mô hình sản xuất nông lâm sản theo tiêu chuẩn VietGAP, theo các Đề án, quy hoạch đã được tỉnh và các địa phương phê duyệt để tạo sự chuyển dịch rõ rệt việc cung – cầu thực phẩm an toàn theo chuỗi.
4.Nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác truyền thông theo hướng ngày thay đổi hành vi thực hành đúng về ATTP.
5.Tăng cương hoạt động liên ngành, chuyên ngành tại các cấp trong quản lý, kiểm tra, hậu kiểm, giám sát định kỳ, đột xuất việc chấp hành quy định pháp luật về ATTP của các cơ sở thực phẩm được xếp loại B, C.
6.Quan tâm kinh phí triển khai công tác đảm bảo ATTP tại các cấp, các ngành; tăng cường tập huấn bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác quản lý, kiểm tra ATTP tuyến cơ sở để đáp ứng yêu cầu quản lý theo phân cấp.
7.Tiếp tục củng cố , xây dựng hệ thống giám sát ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền nhiễm truyền qua thực phẩm và dịch bệnh trên đàn vật nuôi, kịp thời khắc phục các dịch, bệnh và sự cố ATTP nhằm hạnh chế đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế, sức khỏe của nhân dân.
Khi triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2019, Ông Dương Thanh Tùng – Giám đốc Sở NN&PTNT đã yêu cầu ngành Nông nghiệp và UBND các huyện, thành phố phải làm tốt một số nhiệm vụ sau:
1.Hiện nay, dịch bệnh Lở mồm long móng đang xảy ra trên một số tỉnh trên phạm vi toàn quốc.Trong khi đó bệnh LMLM có dịch tễ phức tạp, có động lực cao, lây lan mạnh trên cả đàn trâu bò và đàn lợn; mạng lưới thú y đang bị điều chỉnh sắp xếp lại cho nên gây rất nhiều khó khăn cho công tác phòng chống dịch. Do vậy, công tác phòng chống dịch bệnh LMLM phải nhanh, quyết liệt trách hiện tượng lơ là, chủ quan.
2.UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phải phân công lại nhiệm vụ quản lý ATTP về lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn theo công văn chỉ đạo của Sở NN&PTNT.
3.Thực hiện tốt các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội năm 2019 về ATTP trên lĩnh vực nông nghiệp, tập trung sản xuất nông sản An toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
4.Tiếp tục thống kê, rà soát, đánh giá, phân xếp loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản.
5.Tăng cường kinh phí tuyên truyền và tập huấn để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất nông lâm thủy sản trong vấn đề đảm bảo ATTP nhất là vấn đề sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật tại các vùng trồng cây quả phải đảm bảo theo nguyên tắc bốn đúng, nhằm đảm bảo sức khỏe cộng đồng và tránh làm ô nhiễm môi trường.