Tập huần bồi dưỡng về lựa chọn ý tưởng kinh doanh tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
Ngày đăng:16-11-2018 (304 lượt xem )
Từ ngày 13/11 - 16/11/2018 Tại Trung tâm Thương mại thể thao Lam Sơn, xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang. Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp cũng Trường Đại học Thái Nguyên và PGS.TS Trần Văn Ơn tổ chức 01 lớp tập huấn bồi dưỡng cho các chủ thể sản xuất về lựa chọn ý tưởng kinh doanh tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)
Thực hiện Quyết định số 975/QĐ-UBND, ngày 19/6/2018 của UBND tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 581/QĐ-SNN của Sở Nông nghiệp và PTNT..
Từ ngày 13/11 - 16/11/2018 Tại Trung tâm Thương mại thể thao Lam Sơn, xã Tân Mỹ, TP. Bắc Giang. Chi cục Phát triển nông thôn đã phối hợp cũng Trường Đại học Thái Nguyên và PGS.TS Trần Văn Ơn tổ chức 01 lớp tập huấn bồi dưỡng cho các chủ thể sản xuất về lựa chọn ý tưởng kinh doanh tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là các hợp tác xã nông nghiệp, các doanh nghiệp, các hộ sản xuất kinh doanh có các sản phẩm đặc trưng, chủ lực trên địa bàn các huyện, thành phố của tỉnh. Với tổng số 140 học viên, thành phần học viên là Chủ tịch HĐQT; Giám đốc; phó giám đốc HTX nông nghiệp các chủ doanh nghiệp, chủ hộ sản xuất kinh doanh.
PGS.TS Trần Văn Ơn trình các mục tiêu, nội dung cơ bản về
Chương trình OCOP trên lớp tập huấn
Thông qua các chuyên đề được xây dựng và truyền đạt trên lớp các học viên tham gia tập huấn cơ bản được trang bị kiến thức về mục tiêu, nội dung cơ bản của Chương trình OCOP, ch u trình OCOP và hình thành, đánh giá, lựa chọn ý tưởng kinh doanh tham gia vào chương trình; Tham khảo kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Thái Lan và các tỉnh thành các trong cả nước về triển khai Chương trình OCOP và các vấn đề tồn tại, giải pháp khắc phục cũng như xu hướng phát triển kinh tế khu vực nông nghiệp nông thôn khi thực hiện Chương trình OCOP. Đồng thời được truyển đạt lý thuyết chung về tổ chức sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, cộng đồng và phát triển sản phẩm cộng đồng.
Bên cạnh đó các học viên còn được tiếp cận, trao đổi cập nhật các kiến thức chung về ATTP, điều kiện phương pháp đảm bảo ATTP trước các mối nguy tiềm ẩn trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp. Các học viên được tiếp cận với các điểu kiện sản xuất sản phẩm nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và các khái niệm về phân loại các yếu tố cấu thành chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm nông nghiệp.
Sau khi kết thúc chương trình tập huấn các học viên viên có điều kiện tìm hiểu, tiếp cận Chương trình OCOP, hiểu rõ mục đích, nội dung và chu trình thực hiện, qua đó hiểu rõ được vị trí, vai trò của các chủ thể kinh doanh trong tuyên truyền phổ biến nội dung của Chương trình OCOP và đây sẽ là những hạt nhân, những yếu tố then chốt trong việc đề xuất ý tưởng, phát triển thương hiệu sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, chủ lực của các địa phương tham gia Chương trình OCOP của tỉnh, góp phần hoàn thành mục tiêu Chương trình đề ra./.